Chuyển đến nội dung chính

[BOOK REVIEW] THÁNH GIÁ RỖNG - HIGASHINO KEIGO

Review: Thánh Giá Rỗng

Tác giả: Higashino Keigo
Dịch giả: Nguyễn Hải Hà
Nhà phát hành: Skynovel + NXB Văn học

(Có Spoiler)
Thánh giá rỗng
Mở đầu

Nếu bạn là một người thích đọc truyện trinh thám chắc chắn không thể bỏ qua các tác phẩm của Higashino Keigo - một tác gia người Nhật Bản.
Tuy "Thánh giá rỗng" không phải là tác phẩm nổi tiếng nhất nhưng lại là tác phẩm đầu tiên của Keigo mà mình đọc vì vậy có thể nói, "Thánh giá rỗng" để lại một ấn tượng tốt trong mình: một tác phẩm trinh thám nhưng lồng ghép nhiều vấn đề xã hội, sự công bằng liệu có tồn tại hay câu hỏi đặt ra luôn luôn để ngỏ cho mỗi độc giả. Và có một điều chắc chắn là mình sẽ tìm đọc những tác phẩm khác của Keigo trong một tương lai gần.

Mình biết đến tác phẩm rất tình cờ. Công ty đặt cuốn sách này trong danh sách mua sách hàng tháng. Khi cầm quyển sách trên tay, điều đầu tiên mình rất thích đó là quyển sách tuy dày nhưng lại khá nhẹ, bìa và chất liệu in của Skybook thì đẹp khỏi bàn và cái tên cũng đầy tính tò mò "Thánh giá rỗng".

Câu truyện mở đầu bằng một đoạn kể về câu chuyện tình yêu chớm nở, hồn nhiên và trong sáng nhưng cũng đầy lãng mạn hồi trung học của Iguchi Saori và người anh khóa trên Nishina Fumiya. Trong khi người đọc đang háo hức muốn xem câu chuyện của họ sẽ tiếp diễn như thế nào thì tác giả đã đột ngột chuyển sang một bối cảnh khác, đó là câu chuyện của nhân vật Nakahara với câu chuyện mới tưởng chừng không liên quan gì nhưng mọi sự sáng tỏ cuối cuốn truyện đó lại là lúc các nhân vật được nối liền bởi một chuỗi các sự việc xảy ra.

Câu chuyện buồn của cặp vợ chồng trẻ
Vào ngày 21 tháng 9, cô bé ngây thơ Manami đã bị giết hại, sự việc này là sự trấn động rất lớn đối với Nakahara vợ anh, Sayoko. Tác giả đã dành rất nhiều lời văn miêu tả diễn biến câu chuyện và kèm theo đó là tâm lý nhân vật. Sayoko là một cô gái hiền lành nhưng trước sự ra đi của Manami, những cảm giác mà cô bé phải chịu đựng khi bị giết hại và hình ảnh hung thủ đang đứng ngay trước mắt khiến cô trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Cô và chồng đã quyết tâm theo đuổi vụ án tới cùng cho đến khi nạn nhân nhận án tử hình. Mặc dù phải kháng cáo cao hơn, dù khó khắn đến thế nào nhưng sau tất cả, ản tứ đã được vang lên và đó là mục đích duy nhất mà Nakahara và Sayoko theo đuổi trong suốt các phiên tòa. Nhưng liệu đó sẽ mang lại sự nhẹ nhõm cho họ hay không? Không hề, họ cảm thấy hụt hẫng, trống rỗng, cuộc sống trở nên xám ngoắt khi họ không còn điều gì để theo đuổi nữa. Thậm chí thời gian xử án tử hình của hung thủ thì họ cũng chẳng buồn quan tâm.
Liệu án tử hình là một liều thuốc chấm dứt nỗi đau buồn gia đình nạn nhân?

Cuộc sống của Sayoko và Nakahara dần tách biệt và họ đã li hôn không lâu sau đó, không phải do cãi vã, không có mâu thuẫn nhưng nỗi đau ám ảnh họ quá lớn. Họ tự giải thoát mình khỏi quá khứ và bước trên một con đường khác.

Vậy mà mười một năm sau, một vụ giết hại lại diễn ra, nạn nhân là Sayoko. Dù lúc này Nakahara không còn liên hệ với Sayoko nhưng anh không phải không còn chút bận tâm nào. Anh tìm hiểu sâu hơn về cuộc sống của Sayoko và nhận ra đây không phải là vụ án cướp của bình thường.

Vụ án này có điều gì kiến Nakahara tò mò vậy?
Bắt đầu từ những lời kể lại của từng người liên hệ với Sayoko. Anh được biết cô gái trước đây anh biết có phần rụt rè lại tham gia các hoạt động tích cực đến vậy: cô giúp đỡ các gia đình nạn nhân bị hại, viết báo về các vấn đề xã hội. Nhưng những con người cô gặp và những sự việc cô đề cập trong một tập bản thảo sắp xuất bản có chủ đề về án tử hình khiến Nakahara lưu ý hơn cả. Anh nhận ra sau ngần ấy năm, cả anh và Sayoko vẫn bị ám ảnh về quá khứ đau buồn ấy không lúc nào nguôi. Quan điểm của Sayoko anh có thể thấy rõ là không thể bỏ đi án tử hình vì "lấy mạng phải đền bằng mạng". Có những điều khiến Sayoko lung lay nhưng cô đã tự xóa đi phần bận tâm đó và quyết theo đuổi quan điểm của mình.

Nakahara xuất hiện như là người đi tìm phần khuyết của bản thảo, anh đã phát hiện ra những điều dường như anh chưa từng biết đến. Vì trước đây anh chỉ đứng trên quan điểm gia đình nạn nhân mà không đứng trên những quan điểm khác để nhìn nhận vấn đề.

Mỗi vấn đề xảy ra đều có rất nhiều nhân tố tác động và nhiều ý kiến khác nhau. Có thể bạn thấy đúng nhưng trên phương diện khác, phần đúng đó của bạn như là một điều vô nghĩa. Vậy nên để xem xét điều gì đó một cách toàn diện, cần nhìn nó dưới đa góc độ.

Án tử hình cũng vậy, liệu nó thực sự có nghĩa khi kẻ phạm tội chẳng mảy may hối lỗi và coi án tử như là một cái chết sớm hay không?

Điều này cho thấy quan điểm của Sayoko về án tử hình có chút định kiến và cá nhân.

Sau khi tìm hiểu thêm những tư liệu về Sayoko, anh đã biết được mối quan hệ của cô với một cô gái là nhân vật trong một bài báo của Sayoko và cũng là người Sayoko tiếp xúc nhiều trước vụ án mạng.

Lần theo dấu vết là những bức ảnh Sayako còn lưu trong máy ảnh, anh đã biết được những manh mối và bí ẩn về  một tội lỗi đã bị chôn vùi suốt 21 năm.

Giá trị gia đình và xã hội được đề cao.

Đến đây qua lời thú tội của Saori, tác giả đã khéo léo lồng ghép những vấn đề xã hội tưởng chừng rất nhỏ bé nhưng nó đã dẫn những đứa trẻ đến con đường tội ác...
Là một ông bố đi làm suốt ngày và kể cả cuối tuần, ông rất ít quan tâm đến con gái mình và không mấy khi hỏi thăm trong khi con bé chẳng có người thân nào khác ngoài cha mình?

Là sự bỏ mặc của bạn bè, thầy cô vì thành tích nhà trường, hay lo sợ những định kiến của gia đình thế nên những đứa trẻ đã không thê có những lời khuyên hay hướng dẫn kịp thời?

Sau tất cả, Saori vẫn luôn dằn vặt bản thân, cô cho rằng mình rất tồi tệ và cuộc sống với cô không còn mấy ý nghĩa. Ngược lại, Fumiya lại vượt lên nỗi đau đó trở thành một bác sĩ giỏi và cứu sống được nhiều người. Câu chuyện cho thấy cuộc sống của Fumiya và Saori như là một điều gì đó tương tự như câu chuyện của Nakahara và Sayoko.

Và người ta thấy bố vợ của Fumiya đã đến đồn cảnh sát thú tội. Qua lời kể của những người xung quanh thì ông là một người xấu...nhưng hành động của ông, ta lại thấy ông lại là một ông bố yêu thương con. Mặc dù tình yêu đó dẫn đến hành vi sai trái, nhưng những lời ông nói với Saori khi đe dọa cô không được tiết lộ bí mật này thêm cho ai nữa, lại là lời của một người cha mong muốn những điều tốt đẹp nhất đến với con mình.
" Con rể ta là một người vô cùng tử tế. Cậu ấy chính là thánh nhân sống. Nhờ có cậu ấy, con gái ta cuối cùng cũng có được hạnh phúc. Mà không chỉ con gái ta, ngay cả loại rác rưởi là ta đây, cậu ta cũng chu cấp cho. Cô nghĩ nếu không có cậu ấy, sẽ có bao người phải chịu khổ? [...] Vậy mà phải đòi cậu ấy phải vào tù hả? Phải nhận án tù chung thân cả đời cách xa gia đình hả? Thế thì có nghĩa lý gì."


Trong cuộc sống không có gì là hoàn hảo. 

Một người có thể không phải là một người xấu hoàn toàn khi trong họ còn có những tình thương.
Nhưng cũng không phải những người tốt đều có những quan điểm đúng.

Một vụ án kết thúc bằng án tử hình nhưng nó thực sự là một hình phạt vô nghĩa?
Một vụ án khác mà người phạm tội thoát khỏi phiên tòa nhưng họ lại không thoát khỏi được tòa án lương tâm. Sự dằn vặt, dày vò khiến những con người đó trở thành người tốt hoặc cũng có thể trở thành người xấu trong xã hội.

Kết

Đóng cuốn sách lại, tôi ngồi trầm ngâm một lúc để suy lại những giá trị mà cuốn sách đề cập. Đó là tình yêu trong sáng, là sự yêu thương giữa những con người, những nỗi đau, tâm tư của gia đình nạn nhân và cả những chia sẻ của vị luật sư Hirai - người từng bào chữa cho hung thủ. Tất cả như cuộn lại trong một thế giới hình cầu, nơi chẳng có phiên tòa nào công bằng cho mọi người, nơi tử hình không phải là tất cả. "(...) mỗi vụ án nên có một cái kết riêng phù hợp với nó".

Câu truyện không phải là một tác phẩm trinh thám li kỳ với những suy luận tài tình của thám tử. Nhưng nó lại rất gần gũi, nhẹ nhàng nhưng cũng đủ khiến người đọc cuốn vào vòng xoáy đi tìm sự thật của Nakahara. Phần đầu có thể bạn sẽ thấy hơi nhàm chán vì các sự việc không được xâu chuỗi và kể về cuộc sống của nhân vật nhiều hơn các yếu tố xoay quanh vụ án. Nhưng dần dần khi những mâu thuẫn được đẩy lên cao trào là lúc Nakahara tìm được những nút thắt và những bí mật ẩn sau nó. Lúc này chắc chắn bạn sẽ đọc một cách ngấu nghiến và say mê, mặc dù câu chuyện cũng không đến nỗi phúc tạp. Đó là phong cách của Higashino Keigo sao? Tại sao mình không thử đọc thêm những tác phẩm khác của nhà văn trinh thám này xem như thế nào nhỉ.


P/S: Sau bao ngày cũng viết được hết những điều cần viết...
Feb 26, 17






Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

[Chia sẻ] Kinh nghiệm thi bằng lái xe ô tô B2 tại HVCS Nhân Dân - Hà Nội

Xin chào tất cả các bạn đang đọc bài viết này, chắc hẳn các bạn cũng đang chuẩn bị bước vào kỳ thi sát hạch bằng lái xe ô tô hạng B2 đúng không ạ? Vậy mình sẽ không chần chừ thêm chút nào thời gian của các bạn để chia sẻ luôn những kinh nghiệm học và thi của mình nhé! 1. B1 hay B2? Dành cho các bạn đang lăn tăn nên thi B1 hay B2, đối với mình thì mình thi B2 vì người nhà mình có xe số sàn nên mình muốn thi B2 (mặc dù có thể không đi xe đó bao giờ). Còn nếu bạn xác định chỉ học để đi xe số tự động và không hành nghề lái xe thì có thể thi B1 nhé. 2. Kinh nghiệm ôn lý thuyết + Nếu bạn muốn không cầm điện thoại khi học lý thuyết (sợ mất tập trung, mỏi mắt), có thể mua cuốn sách bộ 600 câu về làm + tờ giấy tổng hợp biển báo dán lên tường thi thoảng nghía qua. Còn nếu tiện nhất thì tải app trên app store nha các bạn. + Một số app mình dùng và cách học của mình:  Mình tải 2 app này về và học theo các giai đoạn như sau: Giai đoạn 1: trước khi thi thử 1 ngày : đọc hết 600 câu. Chọn app đầu tiên

[BOOK REVIEW] FRANKENSTEIN - MARY SHELLY

Review: Frankenstein Tác giả Mary Shelly Dịch giả: Lê Nguyệt Áng NXB Văn Học - Nhã Nam phát hành. Nơi mua (tham khảo): Shopee Book https://shope.ee/Aqoy61lOS https://shope.ee/Aqoy61lOS https://shope.ee/Aqoy61lOS Mình biết đến Frankenstein bắt đầu từ phim ảnh. Không phải là một bộ phim chuyển thể từ tác phẩm hay xây dựng xung quanh nhân vật trong truyện, mà là từ các bộ phim hoạt hình cho trẻ em. Giống như hồi bé mình hay bị doạ các mẹ mìn đáng sợ như thế nào, thì ở phương Tây, người ta lấy hình tượng quái vật Frankenstein - một tên xấu xí, trên da đầy vết khâu, to xác và gớm guốc để ám chỉ những người xấu xa, luôn reo rắc những điều đen tối. Thế vậy mà mãi đến khi đọc truyện, mình mới biết Frankenstein không phải là tên "kẻ khác người" đó, mà là tên nhà khoa học đã tạo ra, và bởi "nó" không được đặt tên nên người ta lấy luôn cái tên Frankenstein để gọi tên luôn chăng? Ở trong nguyên tác tiếng Anh, "nó" được gọi là Creature (sinh vật được tạo ra bởi