Chuyển đến nội dung chính

[Chia sẻ] Kinh nghiệm thi bằng lái xe ô tô B2 tại HVCS Nhân Dân - Hà Nội

Xin chào tất cả các bạn đang đọc bài viết này, chắc hẳn các bạn cũng đang chuẩn bị bước vào kỳ thi sát hạch bằng lái xe ô tô hạng B2 đúng không ạ? Vậy mình sẽ không chần chừ thêm chút nào thời gian của các bạn để chia sẻ luôn những kinh nghiệm học và thi của mình nhé!

1. B1 hay B2?

Dành cho các bạn đang lăn tăn nên thi B1 hay B2, đối với mình thì mình thi B2 vì người nhà mình có xe số sàn nên mình muốn thi B2 (mặc dù có thể không đi xe đó bao giờ). Còn nếu bạn xác định chỉ học để đi xe số tự động và không hành nghề lái xe thì có thể thi B1 nhé.

2. Kinh nghiệm ôn lý thuyết

+ Nếu bạn muốn không cầm điện thoại khi học lý thuyết (sợ mất tập trung, mỏi mắt), có thể mua cuốn sách bộ 600 câu về làm + tờ giấy tổng hợp biển báo dán lên tường thi thoảng nghía qua. Còn nếu tiện nhất thì tải app trên app store nha các bạn.

+ Một số app mình dùng và cách học của mình: 

Mình tải 2 app này về và học theo các giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1: trước khi thi thử 1 ngày : đọc hết 600 câu.

Chọn app đầu tiên -> phần ôn tập câu hỏi -> đọc 600 câu hỏi và câu trả lời + phần giải thích để hiểu đáp án. 

Lời khuyên cho các bạn: 

Thời gian bạn học thực hành thì có thể đọc dần vì 600 câu không phải đọc hết được trong 1-2h, mà đây còn là lần đầu tiên và bạn cần vừa đọc vừa suy ngẫm về đáp án nữa.

Bạn có thể đọc lại 1 - 2 lần nữa nêú bạn đọc hết 600 câu và còn lâu mới thi hoặc chuyển qua giai đoạn sau mà không cần theo cách của mình (vì mình bận nên chỉ đọc 600 câu kia 1 lần)

Giai đoạn 2: 1 ngày trước khi thi thử - làm 2 đề ngẫu nhiên

Chọn app đầu tiên -> Chọn đề ngẫu nhiên và làm theo đề đó, cố gắng làm nhanh nhất có thể, đáp án nào ko chắc có thể đánh dấu và xem lại.

Giai đoạn 3: Trước khi thật 10 ngày

Duy trì việc làm đề ngẫu nhiên trong khoảng 6-7 ngày liên tiếp, mỗi ngày tầm 2 đề. Có thể chọn đề ngẫu nhiên 1 trong 2 app trên.

Còn 3 ngày trước khi thi thật: Chọn app số 2 -> làm 600 câu (lưu ý là làm nha, không phải đọc nữa). Đáp án nào sai thì để đó, lúc nào làm hết 600 câu sẽ quay lại những câu sai.

Làm hết sau đó làm khoảng 5-6 đề ngẫu nhiên nữa cho đến khi mình thấy đạt được số điểm tầm 33-35/35.

Lời khuyên cho các bạn: 

Bạn có thể làm nhiều hoặc ít hơn số đề ngẫu nhiên mình nêu ra, miễn sao bạn thấy kết quả ổn định và đạt mức cần thiết.

Mình chỉ học 2 app trên thôi, nên mình không có ý kiến về các app khác nha.

3. Kinh nghiệm thi sa hình ở Học Viện Cảnh Sát Nhân Dân

Mình cũng không chắc kinh nghiệm này có áp dụng với các sân khác hay không, các bạn nên thuê xe chip và tập ít nhất 2 lần, mỗi lần 1h để làm quen sân nhé. 

a) Thi xe tải hay xe con? 

+ Thi xe tải B2 dễ hơn xe con vì:

  • côn không nặng quá, dễ điều khiển tốc độ xe, xe mở hết côn cũng không chạy quá nhanh.
  • máy khoẻ, đề 3 dễ ợt :D
  • có gương cầu lồi phía trước xe nên thi những bài dừng xe trước vạch dễ dàng.
  • số lượng xe tải thi ít hơn nên không lo hết chuồng lùi và đợi xe khác nhé.
+ Thi xe tải B2 cần lưu ý điều gì:
  • xe dài hơn và ghế ngồi tới đầu xe ngắn nên các điểm đánh lái cũng muộn hơn khi đi xe con 1 chút. Như thường qua vai mình mới đánh lái, các chỗ cua cần cho đầu xe ăn lên trên rồi mới đánh lái mới không bị chạm vạch bánh sau.
  • thường khi học sẽ học xe con, nên nếu xác định thi xe tải thì xin ngay từ đầu và tập xe tải chip nhiều hơn để quen xe.
b) Lưu ý từng đề thi:

+ Đề 1: Xuất phát cần đưa xe sát tới vạch xuất phát, chỉnh xe thẳng ngay ngắn rồi bật xin nhan trái. Hộp chip trong xe sẽ kêu "chào mừng bạn ..." thì nghĩa là bạn bắt đầu thi, cả hộp chip và loa ngoài đều sẽ nói bài thi bắt đầu/ xuất phát nhé. Chỗ này lưu ý lắng nghe hiệu lệnh để khởi hành kịp.

+ Đề 2: Không có tip gì, bạn thi xe tải thì cứ căn vạch cách xe tầm 10 cm là ổn.

+ Đề 3: Cũng giống như xe con, bạn cần cảm nhận vô lăng rung đều rồi giữ chân côn nhả chân phanh từ từ để xe lên dốc. Xe tải ồn hơn xe con nên bạn cần lưu ý cảm nhận độ rung nhé.

+ Đề 4: Hàng đinh: nên tập xe chip và xem mình căn đúng hay chưa. Mình xem hướng dẫn của thầy này: https://www.youtube.com/watch?v=FORAYO3QjmA

+ Đề 5+ Đề 7: đi qua đường quanh co: nên lưu ý cho xe chạy thật chậm, từ từ, chỗ này bạn có thể dừng hẳn xe lại để đánh lái nếu cảm thấy không kịp. Với xe tải cứ 2 nguyên tắc: qua vai đánh lái, xe bám sát lên trên đánh lái. 

+ Đề 6 và 1 số đề đi qua ngã 4 có tín hiệu giao thông: 7 xanh thì bỏ 3 đỏ thì đi. Dừng thì dừng trước vạch chip (không phải vạch trước ngã 4 - chắc bạn học các thầy sẽ chỉ cho trick này)

Các bài lùi chuồng ở HVCS ND thì không có các vạch vàng đánh dấu. Với kinh nghiệm thi xe tải của mình thì: 

+ Lùi chuồng dọc: Đầu xe ngang cạnh chuồng, ng lái giữa chuồng, khi tiến lên thì sát vạch trên rồi mới lùi.

Nếu lùi lệch giữa 2 bên quá chip sẽ không nhận nên bạn nên học các cách sửa để không bị cuống trong trường hợp đó.

Khi ra nhớ để xe tiến gần sát vạch trên rồi đánh lái (vì xe dài)

+ Lùi chuồng ngang: chỗ hốc cửa xe ngang hộp số điện. Khi trả thẳng lái lùi thì lùi thật chậm, vì ở đây không có vạch trắng nên cần nghe tiếng bing bong thì lùi thêm tầm 10 cm thôi là ổn.

+ Bài thi dừng khẩn cấp: có 2 chỗ có thể diễn ra bài thi là sau khi rẽ trái qua ngã 4 có đèn tín hiệu, và sau bài thi tăng tốc trên đường thẳng. Bạn có thể nhìn thấy hộp số có đèn ở ô D nháy thì nghĩa là sẽ thi bài thi dừng khẩn cấp đoạn đó. Nên để xe đi chậm và sẵn sàng chân côn chân phanh. Khi đạp hết côn và phanh, xe dừng hẳn mới bật đèn. Khi còi hết kêu, có tín hiệu kết thúc mới tắt đèn.

+ Bài thi tăng số: xe tải B2 thì nên đệm ga hết cỡ để lấy đà, số 1 xe không chạy nhanh được. Xe hơi kêu gầm rú nhưng không sao cả nhé. Miễn vòng quay của máy không quá số 2 (3s trừ 1 điểm).

+ Bài thi kết thúc: nên giữ gạt xin nhan phải, tránh trường hợp vô lăng quay, tay gạt sẽ tự gạt trở về thì chip sẽ không nhận bài.

Một số lưu ý khác:

+ Những tip này các bạn có thể được hướng dẫn như: thêm ga cho những đoạn đường thẳng, không có xe, không có đèn tín hiệu thi bài khẩn cấp (đèn D) để tiết kiệm thời gian.

+ Khi đông xe phía trước đang chờ đi thì nên chọn chỗ dừng hợp lý tuỳ từng hoàn cảnh: dừng tiếp 1 lượt đèn, ko dừng nơi ngã 4, đường giao nhau, không dừng trên vạch chip.

Chúc các bạn thi may mắn!

4. Kinh nghiệm thi đường trường:

Nên đề nghị thầy dạy hướng dẫn và chỉ dẫn, thực hành bài thi đường trường ít nhất 1 lần trong quá trình học.

Mình có xem thêm hướng dẫn của thầy này: https://www.youtube.com/watch?v=jMWrWCVBf7U

Với bài tăng số trong 15m đầu thì gần như không thể vì đường đông, lại có vật cản phía trước (vd người đi xe thô sơ), nên an toàn là trên hết, bạn chỉ cần thực hiện đầy đủ: xin nhan trái cho xe từ từ nhập làn, chấp nhận mất 5đ còn hơn là cố gắng rồi mất chủ tay lái hoặc xe không đủ đà để lên số.

Kết thúc thì nhớ xin nhan phải, táp vào lề rồi về số 0, kéo phanh tay. Thi đường trường rất dễ, bạn lái an toàn và bình tĩnh xử lý là chắc chắn đậu qua nha.

5. Về trung tâm sát hạch lái xe của HVCS ND.

Địa chỉ: Tây Mỗ - Nam Từ Liêm - Hà Nội.

Lý do chọn: gần nhà và thi ngay trong thành phố: tiện cho việc đi thi và tập xe chip

Giá hồ sơ: thời điểm mình nộp khá đông nên cũng không check giá các bên và cũng không có ý định học bên khác, sau này các thầy bảo trường có nhận giá cao hơn các trung tâm khác. Giá tuỳ thời điểm nên mình không đưa vào bài viết này.

Mình đến trường và nộp cho 1 anh hành chính bên trường. Anh ấy cũng là người chuyển cho mình thi xe tải nha.

Học lý thuyết: tự học, có 1 số lần trường đông người học thực hành quá thì có mở lớp lý thuyết để dãn người đăng ký học thực hành ra, nhưng mình chưa học lần nào.

Học thực hành: sẽ có 2 loại 

+ 1 loại bạn học theo trường: sáng 7h30 hàng ngày (trừ thứ 3) đến trường nộp thẻ rồi họ sẽ sắp xếp thầy và xe để học. Thường 4 trò/1 thầy/1 xe. Các ngày cuối tuần khá đông nên cần đến sớm khoảng 7h10. Nếu đến muộn hết thầy, hết xe là đi về nha. Mình chọn học cái này vì chọn học cái này được ưu tiên thi sớm hơn ( lúc đó thôi, giá cũng hạt dẻ hơn). Khi đi học thì mình học mỗi buổi 1 thầy, nếu thấy thầy nào học hợp thì có thể liên lạc với thầy trước để buổi sau thầy xin họ xếp vào thầy. Cá nhân mình thấy các thầy như nhau nên cũng không liên lạc với ai, tuy có 1 ông thầy hơi không hợp với mình :D. À loại này còn được học unlimited, nhưng mà mình đi mới có tầm 7 - 8 buổi thôi. Mỗi buổi học các học viên có thể thống nhất học qua trưa hoặc chỉ học 1 buổi. Học qua trưa thì sẽ mời thầy bữa trưa. Mỗi buổi học sẽ tip cho thầy 1 chút gọi là cảm ơn.

+ 1 loại kiểu học theo nhu cầu riêng, thầy riêng sẽ kèm bạn suốt ấy, cái này bị giới hạn số buổi là 10 buổi thì phải. Giá cao hơn (đương nhiên).

Giá thuê xe chip: 260k/1h + tip cho thầy hướng dẫn.

Tổng giá trị thiệt hại của mình cho khoá học và thi này là trên 10 trịu thôi nha, tính cả các tiền tip và ăn trưa các lần đi ạ (mình nộp hồ sơ t2/2020, do dịch bệnh và nhiều người đăng ký nên đến tháng 8/2020 mình mới thi). Mẹ bảo như vậy là ít rồi haha.

Một số lưu ý khác cho các bạn:

Gửi xe trong trường xe máy 10k cả ngày, mà bạn gửi nửa ngày vẫn là 10k

Xe trung tâm khá mới, xịn xò, xe sát hạch xe con trông cũng mới, xe tải cũ hơn nhưng yên tâm vẫn tốt và không bị lệch vô lăng hay gì gì cả. Nên việc thêm $ để được xe tốt như các sân sát hạch khác thì không cần và (chắc là) cũng không có nhé.

Xe học thì hên xui, nhưng nói chung cũ thì vẫn tốt chán so với các xe tập chung sân :))

Học xe chip ít nhất nên 2 lần/mỗi lần 1h thì được khoảng 3 vòng. Đông người đăng ký nên mua trước 1 buổi không lúc đến mới mua có thể không được tập nha. Nhất là cuối tuần ạ.

Trung tâm có thi thử (không biết khoá của mình là khoá đầu tiên thi 600 nên được thi thử hay không :D). Thi thử là hình thức kết thúc khoá, thi thử lý thuyết thôi, muốn thi sa hình vẫn phải mua vé bình thường ạ :'(

Lệ phí thi sẽ không bao gồm trong giá hồ sơ nha. Nhưng cũng in ít thôi, nếu đậu sẽ "được" tiêu hết tầm 600k (có thể thay đổi sau này).

Có gì các bạn cứ để lại comment mình trả lời nhé!




Nhận xét

  1. Chị ơi, em vừa nộp hồ sơ học bằng B2 ở trường nè. Vì các cô không tư vấn gì chỉ yêu cầu nộp tiền mà số tiền cũng ít hơn so với các nơi khác và hướng dẫn sáng đến trường sớm để các thầy xếp xe học, nên là đọc blog của chị, em yên tâm hẳn. Em cảm ơn chị nhiều ạ. Em chỉ còn hơi thắc mắc việc học thực hành và cảm ơn thầy sau các buổi học ý ạ (Em hơi rụt rè nên những vấn đề này em cần ít lời khuyên ạ)? Em có thể xin mail hay SĐT của chị để hỏi thêm được không ạ? Em hy vọng sớm nhận được phản hồi từ chị ạ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn em, chị rất vui khi bài viết này giúp em có thêm được nhiều thông tin. Có câu hỏi e cứ inbox chị nhé hoặc gửi email cho chị, thông tin cá nhân chị có để ở profile nha.

      Xóa

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

[BOOK REVIEW] THÁNH GIÁ RỖNG - HIGASHINO KEIGO

Review: Thánh Giá Rỗng Tác giả: Higashino Keigo Dịch giả: Nguyễn Hải Hà Nhà phát hành: Skynovel + NXB Văn học (Có Spoiler) Thánh giá rỗng Mở đầu Nếu bạn là một người thích đọc truyện trinh thám chắc chắn không thể bỏ qua các tác phẩm của Higashino Keigo - một tác gia người Nhật Bản. Tuy "Thánh giá rỗng" không phải là tác phẩm nổi tiếng nhất nhưng lại là tác phẩm đầu tiên của Keigo mà mình đọc vì vậy có thể nói, "Thánh giá rỗng" để lại một ấn tượng tốt trong mình: một tác phẩm trinh thám nhưng lồng ghép nhiều vấn đề xã hội, sự công bằng liệu có tồn tại hay câu hỏi đặt ra luôn luôn để ngỏ cho mỗi độc giả. Và có một điều chắc chắn là mình sẽ tìm đọc những tác phẩm khác của Keigo trong một tương lai gần. Mình biết đến tác phẩm rất tình cờ. Công ty đặt cuốn sách này trong danh sách mua sách hàng tháng. Khi cầm quyển sách trên tay, điều đầu tiên mình rất thích đó là quyển sách tuy dày nhưng lại khá nhẹ, bìa và chất liệu in của Skybook thì đẹp khỏi bàn và c

[BOOK REVIEW] FRANKENSTEIN - MARY SHELLY

Review: Frankenstein Tác giả Mary Shelly Dịch giả: Lê Nguyệt Áng NXB Văn Học - Nhã Nam phát hành. Nơi mua (tham khảo): Shopee Book https://shope.ee/Aqoy61lOS https://shope.ee/Aqoy61lOS https://shope.ee/Aqoy61lOS Mình biết đến Frankenstein bắt đầu từ phim ảnh. Không phải là một bộ phim chuyển thể từ tác phẩm hay xây dựng xung quanh nhân vật trong truyện, mà là từ các bộ phim hoạt hình cho trẻ em. Giống như hồi bé mình hay bị doạ các mẹ mìn đáng sợ như thế nào, thì ở phương Tây, người ta lấy hình tượng quái vật Frankenstein - một tên xấu xí, trên da đầy vết khâu, to xác và gớm guốc để ám chỉ những người xấu xa, luôn reo rắc những điều đen tối. Thế vậy mà mãi đến khi đọc truyện, mình mới biết Frankenstein không phải là tên "kẻ khác người" đó, mà là tên nhà khoa học đã tạo ra, và bởi "nó" không được đặt tên nên người ta lấy luôn cái tên Frankenstein để gọi tên luôn chăng? Ở trong nguyên tác tiếng Anh, "nó" được gọi là Creature (sinh vật được tạo ra bởi