Chuyển đến nội dung chính

[Travel Blog] Hành trình Myanmar (phần 1) : Đến Bagan không khó, chỉ có nhiều điều để kể mà thôi

Review kinh nghiệm du lịch Myanmar tự túc

Phần 1: Đến Bagan không khó

Vậy là đã gần hai tháng kể từ lúc mình đi du hí Myanmar đến giờ. Lúc về thì ngập tràn nhiều điều muốn kể, muốn chia sẻ lắm, chỉ muốn viết ngay bài blog để đỡ quên đi cái cảm xúc đấy mà bận việc nọ việc kia nên  chẳng có thời gian mà viết lại. Rồi thì lâu quá đâm ra lười.
Thế nào hôm nay mình được hôm khá rảnh rỗi, ngồi ôm máy tính xem hết ảnh nọ ảnh kia các bạn đi du lịch khiến mình nhớ về Myanmar và cả dự định viết blog chưa hoàn thành. Thế là quyết tâm và bắt đầu viết.
Sơ lược về chuyến đi của mình như thế này:
+ thời gian: chiều 14/03 mình bay từ HN đến Yangon và tối 19/03 mình bay từ Yangon về HN
+ Các thành phố mình đi thăm quan là: Bagan, Mandalay và Yangon
+ Chi phí: tầm 8 triệu/người (tất tần tật bao gồm cả quà mình mua về)
+ Mình đi 3 người lớn, hành lý có mua 15kg ký gửi lúc đi và 30kg ký gửi lúc về.

Mình bắt đầu khám phá Myanmar từ thành phố Bagan cổ kính, sau đó di chuyển tới Mandalay và về Yangon chơi ở đó 0.5 ngày.

Chuẩn bị cho hành trình Myanmar:


Chiều 14/03 tầm 4h30 mình mới bay nên sáng hôm đó vẫn đến công ty làm việc như thường. Chuẩn bị đầy đủ từ tối hôm trước rồi nhưng vẫn hồi hộp không biết mình quên mang thứ gì hay không vì mình hay quên đồ linh tinh, lúc quên cái mũ, lúc quên chai nước. Về hành lý quá cân thì mình không quá lo vì hành lý bọn mình có mua ký gửi nên thoải mái mang vác cả đống đồ đi, riêng cái lap với cái máy ảnh của mình + vali chắc đã mất 5kg rồi. Các bạn đi dài ngày hoặc đi đông nên mua thêm ký gửi nếu trong vé không có cho thoải mái, đỡ phải cân đo đong đếm đủ cân hay chưa. Váy vóc quần áo và đồ trang điểm, skin care mình mang nhiều 1 chút cũng không sao.
Có một lưu ý đối với du lịch Myanmar là bên đó nắng nóng nhiều lắm, đồ nên mang dài tay, quần dài thụng thoáng mát là hợp lý nhất. Kiến trúc bên đó khá cũ nên mấy bộ vintage có vẻ rất hợp. Mình thấy nên mua Longyi quấn chống nắng ở Myanmar vì vải vừa đủ dày để không bị rát da nhưng vẫn mát mẻ.
Ở Myanmar và nhất là Bagan thời tiết chênh lệch nhau giữa ngày và đêm nhiều nữa, nên chắc chắn bạn cần mang 1 áo khoác dài tay có mũ để chống rét.
Một chiếc máy ảnh nhỏ xinh với pin rời dự phòng không thể thiếu của mình. Lần này mình quyết định không mang lens fix đi nhưng đó không phải là sự lựa chọn đúng vì cảnh bên đó rất đẹp mà lens kit không thể bắt được những khung hình lý tưởng nhất.
Tai nghe: không thể thiếu vì ở Myanmar bạn sẽ phải di chuyển khá nhiều trên ô tô, bạn sẽ cần tai nghe để nghe nhạc khi ngồi chờ hay trong lúc di chuyển.
Skincare và kem chống nắng: bạn sẽ được trải nghiệm cái nắng 37 độ ở đất nước chùa tháp này, cái nắng theo nhận xét của chị đi cùng mình thì giống kiểu Sài Gòn, khá khô nhưng vì không khí trong lành nên vẫn dễ chịu.
Hộ chiếu: đảm báo còn hạn 6 tháng.
Đổi tiền: bạn nên đổi đô ở VN trước. Tờ 100 đô rồi sang đó đổi sang kyat (MKK), tờ 100 đô mới đổi sẽ có giá hơn là 100 đô cũ hoặc 50 đô.
Bên Myanmar dùng ổ điện cũng giống VN nên bạn không cần mang ổ chuyển đổi như sang các nước khác.
Mũ nan rộng vành: ưu tiên chống nắng được nhiều mà vẫn mát mẻ.

Chuyến bay của Delay Airline


Theo lịch bay thì 4h30 chúng mình sẽ cất cánh, nên mình đi đến sân bay từ 2h, thủ tục cũng nhanh vì chuyến bay của mình không có nhiều người bay sang Myanmar, có bọn mình và một đoàn du lịch nữa nên mình không phải xếp hàng đợi quá lâu. Bọn mình mất một lúc đợi ở cổng hải quan vì chị đi cùng mình để sạc dự phòng ở đồ ký gửi nên phải quay lại khu checkin để giải quyết.
Đến 3h thì mọi thứ xong xuôi, ngồi ở cổng chờ lên máy bay và bắt đầu nhận được tin máy bay delay 30p sau đó ôi dời, cả bọn đang hí hửng sắp được bay thì lại nhận thông báo muộn thêm 30 p nữa. Lúc trước khi lên tàu bay mình còn rất tự tin là mình đi Vietjet quốc tế chưa gặp delay bao giờ vậy mà giờ lần đầu trải nghiệm delay 1 tiếng. Cũng may là 1 tiếng thôi chứ không phải vài tiếng.
Đến 5h30 chúng mình mới lên máy bay. May mà mình có mang lap nên tranh thủ xử lý công việc đôi chút trong lúc chờ hơn 2 tiếng, cảm thấy thật tiếc thời gian. Vì vậy mình luôn gợi ý các bạn nên mang cuối sách đi để những lúc này mình có thể làm được gì đó có ích.

Yangon International Airport

Đặt chân đến Yangon International Airport, điều đầu tiên mình cảm nhận là sân bay cực rộng và đẹp, ít nhất là đẹp hơn Nội Bài.
Tất cả đều được trải thảm như sân bay Changi, đường đi được chia làm hai chiều ngăn bởi kính nên vẫn tạo được cảm giác rộng rãi.
Chỗ Duty Free không rộng và nhiều đồ và mình đặc biệt thấy thương hiệu Trung Quốc rất nhiều và chiếm trọn những vị trí dễ gặp nhất.
Vì chuyến bay bị lỡ mất 1h nên chúng mình khá lo không biết kịp giờ để bắt chuyến xe đi Bagan hay không. Vừa lấy hành lý chúng mình đi tìm ngay chỗ đổi tiền và mua sim. Cũng rất may là hai chỗ này khá gần nhau và chỉ có vài quầy nhỏ ngay chỗ cổng ra của sân bay thôi ấy. Sân bay này khá nhỏ, không rộng như Changi hay Suvarnabhumi đâu. Mình ủng hộ Mytel với gói mua sim có tài khoản và hai sim chỉ có data. Thực tế thì hai sim data vẫn có thể gọi được nhưng bọn mình không chắc có gọi được dài không vì chúng mình hay gọi nhau qua zalo hoặc messenger hơn. Cả chuyến đi chúng mình đều không sử dụng hết dung lượng data gốc ở các sim này nên các bạn đừng lo lắng hết tài khoản hay dung lượng nhé.

Di chuyển đến bến xe JJ Express

Ra khỏi cổng sân bay là cảm nhận được cái nóng gần 40 độ của Myanmar phả thẳng vào người, nhưng không khí thoáng đãng chứ không bụi bặm như ở Hà Nội. Ở đây cũng có hai làn giống Nội Bài, làn trong ưu tiên cho xe taxi đến đón khách,  và làn ngoài cho các xe dịch vụ khác. Nhưng các bác tài tuyệt đối không được vào làn trong để kéo khách hàng mà chỉ được đứng ở làn hai và gọi với vào.
Kinh nghiệm sau khi mình đã khảo giá, trả giá thì giá ở Grab là kim chỉ nam để trả. Có 2 cách:
+ cách 1: đặt Grab, bạn sẽ phải chờ 1 lúc để bác tài di chuyển đến nơi, giao tiếp không gặp quá khó khăn vì người Yangon có thể nói và giao tiếp tiếng anh cơ bản. Nên chụp hình lại chỗ mình đứng để bác tài có thể hình dung được vị trí của bạn nhanh nhất.
+ cách 2: tham khảo giá Grab và trả giá taxi, may mắn bạn sẽ trả đúng số đó nếu không giá sẽ cao hơn 1 chút. VD ở Grab là 7000 kyat thì taxi sẽ lấy tầm 7500 kyat.
Đi vào bến xe cần trả thêm 1k kyat/người. Khoản phí này tài xế sẽ ứng ra cho bạn trước sau đó bạn sẽ thanh toán lại khi đến nơi.
Lần này mình chọn cách 1 và thở phào khi thấy bác tài đến nơi, nhưng câu chuyện kịch tính hơn nữa khi trên đường đi bác tài chọn cung đường mà không đèn đường và một màu đen hun hút. Mình tưởng tượng giờ mà bác tài chở sang Thái Lan lúc nào ko biết, hay nếu mình đi một mình không biết sẽ thế nào. Rồi thì con đường ngoằn ngoèo, ổ gà ổ vịt cũng có, nhà lụp xụp ven đường, heo hút ánh điện mờ, giờ mới thấy Myanmar còn nghèo ghê. Chưa hết, còn quả tắc đường kinh điển, xe ngang xe dọc không ai nhường ai, mình check giờ liên tục trong lòng thì lo không biết đến nơi còn vé đi Bagan không, nếu tối nay không đi Bagan được thì xoay thế nào. Thế mà cuối cùng cũng thoát khỏi tắc đường một cách kỳ diệu.

Bến xe ở đây có nét gì đó khá giống với Việt Nam, các toà nhà khá cũ và người ra vào khá đông. Nhưng ở đây hoạt động theo mô hình nhà xe khá mạnh, có nghĩa là, các bạn sẽ không thấy xe tư nhân, mà sẽ có các nhà xe được đăng ký vận tải, xe của nhà xe sẽ đỗ và đón khách tại cửa nhà xe luôn. Có một câu chuyện rất hài là mình đã nhầm việc 10k và 1k kyat, số là tự dưng cầm cả 1 xập tiền nước ngoài, đổi 150$ ra nhiều tiền lắm chứ ít đâu. Các tờ thì trông có vẻ giống giống nhau thế nên mình cứ nghĩ tiền xe đắt lắm, xong không đủ tiền Myanmar để trả, thấy sai sai. Ba chị em bàn nhau rồi mới ngỡ ra là mình tính nhầm. Lơ ngơ chắc do đói.
Cũng may là còn chỗ trống, chỉ còn tầm khoảng 8 chỗ trống cuối xe nữa thôi nhưng có vẻ mình là người mua cuối luôn. Thanh toán xong xuôi ba cái vé xe mới thở phảo nhẹ nhõm, được dán vé lên áo hẳn hoi nhé, xong chỉ sợ rơi mất vé họ lại không cho đi thì đến khổ. Lúc này cả 3 mới thấy đói và nhanh chóng tìm thứ gì nhét vào bụng trước khi lên chuyến xe kéo dài 6 tiếng. Bọn mình ăn tạm một quán gần bến nên cũng không hy vọng gì nhiều vì ở đây cũng không có mấy quán đồ ăn, thứ hai là việc kéo vali đi trên con đường không mấy bằng phẳng không dễ dàng gì. Có điều đặc biệt là ở đây ăn rất lạ, họ ăn cơm với ớt và muối, gạo Myanmar thì ngon lắm kiểu hạt dài và đặm vị, do bọn mình không biết nên có gọi suất cơm đó và ....không ăn được luôn. Chữa cháy bằng cách gọi thêm trứng rán. Trứng khá ngon nhưng ở đây ăn nhiều dầu mỡ quá nên mình hơi ngấy. Ăn uống gọi là đủ để không đói xong chúng mình vào chỗ chờ của nhà xe JJ. Lúc đi đến cửa thì gặp đúng ngay xe có số xe giống trên áo, "thế nào mà xe đến sớm trước 45p thế nhỉ? Bạn bán vé báo xe đến trước 15p thôi mà?", "đây có đúng là xe đi Bagan ko?", hỏi thăm 1 hồi thì ko phải xe đi Bagan mà là xe đi Mandalay. Thế nên chúng mình lại vào nhà chờ.

Câu chuyện ở nhà chờ JJ Yangon

Nhà chờ cũng không kiểu "sang choảnh", trừ khu vip bên trên thì mình ko vào. Còn bên dưới sẽ có dãy ghế ngồi chờ giống như ở Sân bay hay các bến xe ở VN, có WC cho nam, nữ riêng, có máy pha cà phê miễn phí, nước lọc miễn phí. Dù không khí hơi oi do nhiều người nhưng vẫn khá dễ chịu, không bị nóng bức ngột ngạt. Có người mang đồ ăn đi và tranh thủ lúc này ăn tối. Mình đang update facebook thì gặp một bé trai cầm 1 phong bì khá nhàu nát đưa cho mình, trên đó viết bằng chữ Myanmar mà mình quên chưa hỏi nghĩa. Cũng giống như mọi người, mình khá thắc mắc tại sao các bé lại đưa cho mình cái phong bì không khá nhàu nát như thế? Hỏi ra thì mình mới biết đó là cách các bé xin tiền, chữ trên đó chắc là lời cảm ơn và hướng dẫn. Một số người có tiền lẻ đã đút vào phong bì cho các bé. Một lúc sau thì các bé lấy lại phong bì lễ phép bằng hai tay, nhìn lũ trẻ đen nhẻm, gầy gò mà thấy thương.

Mình ngồi chờ một lúc thì cũng đến giờ xe đến, hành lý được đánh số như các bạn gửi đồ ở siêu thị, và được để ở cốp xe. Bạn nên xách tay theo một số đồ cần thiết lên trên xe: giấy ăn, giấy ướt, nước, đồ ăn nhẹ áo khoác, đồ sạc. Trên xe bật điều hoà rất lạnh, dù có chăn nhưng mình vẫn phải đắp thêm áo khoác hoặc thêm một cái chăn từ ghế trống bên cạnh.
Gần chỗ ngồi có ổ sạc nên mình có thể tranh thủ sạc điện thoại luôn được. Nhà xe cũng phát giấy ướt và nước suối nhỏ đủ để bạn sử dụng.

Chuyến xe mấy trăm cây số, đi mất 5-6 tiếng đồng hồ, mình lúc tỉnh lúc ngủ. Tầm khoảng 2 tiếng thì xe có đỗ lại ở trạm nghỉ để mọi người xả hơi.
Mình có ra ngoài một lần thì rét run, lạnh hơn cả trong xe luôn. Lúc đó tầm 21 - 22 độ gì đó mà trong khi ban ngày 37 - 38 độ. Các trạm nghỉ đều rộng rãi và được quy hoạch hợp lý, bãi đậu xe rộng rãi và theo hàng lối, rồi đến khu bán đồ ăn nhẹ, đồ đặc sản rồi đến khu nhà ăn, đi sâu vào mới có khu WC. Lúc từ Mandalay về Yangon mình gặp sự cố ở trạm nghỉ này mà mình vẫn nhớ cảm giác hồi hộp, lo lắng, đợi chờ vô vọng đó, mình sẽ kể ở phần sau nhé.
Cuối cùng chúng mình cũng đã đến nơi, khi mặt trời ló rạng thì mình đã đặt chân đến thành phố Bagan: chào đón bằng một bầy bồ câu lúc đậu lúc bay, không khí trong lành mát rượi, tuyệt vời để bắt đầu ngày mới sau một chuỗi các trải nghiệm ngày đầu tiên đến Myanmar chứ nhỉ? I know it's worth that.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

[BOOK REVIEW] THÁNH GIÁ RỖNG - HIGASHINO KEIGO

Review: Thánh Giá Rỗng Tác giả: Higashino Keigo Dịch giả: Nguyễn Hải Hà Nhà phát hành: Skynovel + NXB Văn học (Có Spoiler) Thánh giá rỗng Mở đầu Nếu bạn là một người thích đọc truyện trinh thám chắc chắn không thể bỏ qua các tác phẩm của Higashino Keigo - một tác gia người Nhật Bản. Tuy "Thánh giá rỗng" không phải là tác phẩm nổi tiếng nhất nhưng lại là tác phẩm đầu tiên của Keigo mà mình đọc vì vậy có thể nói, "Thánh giá rỗng" để lại một ấn tượng tốt trong mình: một tác phẩm trinh thám nhưng lồng ghép nhiều vấn đề xã hội, sự công bằng liệu có tồn tại hay câu hỏi đặt ra luôn luôn để ngỏ cho mỗi độc giả. Và có một điều chắc chắn là mình sẽ tìm đọc những tác phẩm khác của Keigo trong một tương lai gần. Mình biết đến tác phẩm rất tình cờ. Công ty đặt cuốn sách này trong danh sách mua sách hàng tháng. Khi cầm quyển sách trên tay, điều đầu tiên mình rất thích đó là quyển sách tuy dày nhưng lại khá nhẹ, bìa và chất liệu in của Skybook thì đẹp khỏi bàn và c

[Chia sẻ] Kinh nghiệm thi bằng lái xe ô tô B2 tại HVCS Nhân Dân - Hà Nội

Xin chào tất cả các bạn đang đọc bài viết này, chắc hẳn các bạn cũng đang chuẩn bị bước vào kỳ thi sát hạch bằng lái xe ô tô hạng B2 đúng không ạ? Vậy mình sẽ không chần chừ thêm chút nào thời gian của các bạn để chia sẻ luôn những kinh nghiệm học và thi của mình nhé! 1. B1 hay B2? Dành cho các bạn đang lăn tăn nên thi B1 hay B2, đối với mình thì mình thi B2 vì người nhà mình có xe số sàn nên mình muốn thi B2 (mặc dù có thể không đi xe đó bao giờ). Còn nếu bạn xác định chỉ học để đi xe số tự động và không hành nghề lái xe thì có thể thi B1 nhé. 2. Kinh nghiệm ôn lý thuyết + Nếu bạn muốn không cầm điện thoại khi học lý thuyết (sợ mất tập trung, mỏi mắt), có thể mua cuốn sách bộ 600 câu về làm + tờ giấy tổng hợp biển báo dán lên tường thi thoảng nghía qua. Còn nếu tiện nhất thì tải app trên app store nha các bạn. + Một số app mình dùng và cách học của mình:  Mình tải 2 app này về và học theo các giai đoạn như sau: Giai đoạn 1: trước khi thi thử 1 ngày : đọc hết 600 câu. Chọn app đầu tiên

[BOOK REVIEW] FRANKENSTEIN - MARY SHELLY

Review: Frankenstein Tác giả Mary Shelly Dịch giả: Lê Nguyệt Áng NXB Văn Học - Nhã Nam phát hành. Nơi mua (tham khảo): Shopee Book https://shope.ee/Aqoy61lOS https://shope.ee/Aqoy61lOS https://shope.ee/Aqoy61lOS Mình biết đến Frankenstein bắt đầu từ phim ảnh. Không phải là một bộ phim chuyển thể từ tác phẩm hay xây dựng xung quanh nhân vật trong truyện, mà là từ các bộ phim hoạt hình cho trẻ em. Giống như hồi bé mình hay bị doạ các mẹ mìn đáng sợ như thế nào, thì ở phương Tây, người ta lấy hình tượng quái vật Frankenstein - một tên xấu xí, trên da đầy vết khâu, to xác và gớm guốc để ám chỉ những người xấu xa, luôn reo rắc những điều đen tối. Thế vậy mà mãi đến khi đọc truyện, mình mới biết Frankenstein không phải là tên "kẻ khác người" đó, mà là tên nhà khoa học đã tạo ra, và bởi "nó" không được đặt tên nên người ta lấy luôn cái tên Frankenstein để gọi tên luôn chăng? Ở trong nguyên tác tiếng Anh, "nó" được gọi là Creature (sinh vật được tạo ra bởi