Nếu tôi được hỏi "NXB nào ở Việt Nam tốt nhất?" tôi không thể nói ra được 1 cái tên nào, một phần cũng vì tôi chưa đến mức đọc quá nhiều hay để ý đến việc mọi người lựa chọn NXB cho cuốn sách mình định mua hay không, nhưng tôi có thể kể cho bạn những nhà xuất bản “truyện” mà tôi thường hay đọc nhất: NXB Văn hoc, NXB Trẻ, NXB Kim Đồng, Nhã Nam, Đông A, Thời đại… Nhưng tôi thích nhất vẫn là truyện của NXB Văn học.
Tôi cũng không rõ vì sao tôi lại thích NXB Văn Học đến thế, có lẽ là vì hồi xưa tôi hay tìm đọc truyện của NXB Văn học biên tập nhất. Cảm giác thấy thân thuộc, bìa sách không quá đặc sắc, giấy sách cũng bình thường, nhưng bố cục sách khiến mình rất ưng: chữ dễ đọc và trải dài trang giấy, người dịch khá hay và được xem xét cẩn thận… Thường bạn sẽ được chú thích kĩ càng, cảm giác cầm 1 cuốn truyện lên là như đang cầm một tác phẩm mà trong đó ngoài nghệ thuật của tác giả còn là công sức của phía nhà xuất bản nữa. Nhưng mà công nhận là nxb văn học có giá bìa cao quá đi…
Dạo gần đây nổi lên một nhà xuất bản khá được yêu mến là Nhã Nam. Cũng chẳng phải dạo gần đây lắm, nhưng tôi nghĩ rằng điều quan trọng mà Nhã Nam đem lại không phải là số năm hoạt động của họ mà là họ đã truyền cảm hứng đọc sách trong nhiều người. Những quyển sách đầu tiên tôi đọc của Nhã Nam đó là loạt truyện Nicolas và truyện Chú mèo dạy hải âu bay… Những câu truyện hài hước, dễ đọc, dễ thấm và thoải mái khiến rất nhiều bạn trẻ yêu thích (trong đó có tôi) ^^ Rồi những ngày hội đọc sách, giảm giá sách khiến lượng mua sách tăng nhiều. Có thể mọi người cho rằng tôi đang nói quá về sự ảnh hưởng của Nhã Nam tới văn hóa đọc, nhưng những điều nhỏ hoàn toàn có thể tạo ra được điều lớn lao. Bên cạnh đó, sách của Nhã Nam được chau chuốt hình thức bắt mắt, bìa đẹp đẽ…. không phải như thế cũng đã cuốn hút người đọc rồi sao? Nhưng có một điều dạo gần đây tôi thấy ở Nhã Nam đó là chất lượng bản dịch và hiệu chỉnh không được tốt lắm. Giả như bây giờ tôi đang đọc cuốn ” Vang bóng một thời” của Nguyễn Tuân vừa được Nhã Nam xuất bản. Có vài lỗi như lặp lại hay thiếu từ ( hay là do bản gốc của Nguyễn Tuân như vậy?) , thiết nghĩ nếu do bản gốc thì người biên soạn nên có các chú ý. Không nói đến bản gốc, thỉnh thoảng Nhã Nam lại đánh dấu vài chỗ và chú thích : Lấy lại từ thời Pháp thuộc , tôi cho rằng như vậy là không cần thiết vì rằng nó chỉ có ích đối với người muốn tìm hiểu sâu sự khác biệt giữa các bản thảo với nhau. Với chỉ vài lỗi nhỏ hay sự chú thích không cần thiết như vậy, không nhiều nhưng cũng khiến tôi khó chịu một chút khi đọc khi thỉnh thoảng đọc thấy cụt ngủn, thỉnh thoảng thấy lặp lại, thỉnh thoảng phải xem chú thích không liên quan đến nội dung truyện. Lên trang fanpage của Nhã Nam thấy vài bạn review về một cuốn truyện khác cũng có nhiều lỗi dịch, nên tôi thực sự lo lắng rằng nếu tình trạng này tiếp diễn sẽ ảnh hưởng xấu đến uy tín Nhã Nam đã từng gây dựng. Một điều không hài lòng nữa của tôi về sách của Nhã Nam là nhiều quyển trình bày tốn giấy quá :P Tôi không phải người ưa hình thức, nên tôi chỉ mong ước cầm quyển truyện trên tay để thưởng thức một nội dung hay chứ không phải để ngắm. ( Cũng bởi tôi thích tiểu thuyết kinh điển nên thiết nghĩ trình bày hoa văn, họa tiết thêm thót vào ko quan trọng lắm?!)
Tiếp đến là những cuốn tiểu thuyết kinh điển từ NXB Thời đại, bìa cứng có dây dấu sách <3 thề là tôi thích những cuốn như vậy nhất. Có thể cầm nặng trịch nhưng cảm giác đặt sách xuống bàn, giở từng trang một mớt thấy cảm giác thư thái khi đọc sách, sách được đặt phẳng lì và cố định <3 Tất nhiên cái mắc nhất chính là giá cả rồi ^^
Nếu việc chọn bìa cứng khiến chi phí tăng lên gấp bội thì chọn bìa mềm gập là cách chọn thông mình để giữ bìa sách. Hầu hết các cuốn mới xb thường sử dụng cách gập bìa này… Nhưng mà tôi tự hỏi sao NXB Đông A ko sử dụng cách gập bìa này vậy? Bìa của nxb Đông a khá là mềm nên tôi rất khó để giữ bìa khỏi quăn. Tôi thích tập “Tủ sách Văn học” của Đông A liên kết với nxb Văn học, vì như tôi đã nói ở trên - tôi thích tác phẩm VH kinh điển, mà các tác phẩm đó - được nxb Đông A đưa vào danh mục “tủ sách văn học” - cũng được trình bày theo cách rất cổ điển. Tôi thích cách trình bày như vậy, nên những tác phẩm trước kia tôi hay mượn ở thư viện trường, giờ tôi có thể tìm thấy một cái bìa khác với nxb đông a (thật tiếc vì ko tìm lại được những quyển đã xb từ lâu, có thể họ không tái bản nữa, có thể là họ đã đổi bìa rồi -_- còn tôi thì thích kiểu lưu giữ kỉ niệm nên muốn được mua lại cuốn truyện có trang bìa tôi đã quen thuộc từ xưa!)
NXB Giáo dục - sách của NXB giáo dục thường không phải là truyện hay tiểu thuyết. tôi may mắn 1 lần được mẹ chiều chuộng mua cho 1 cuốn truyện. Hồi đó tôi cố gắng chọn lấy một quyển mà giá cả không quá đắt nhưng tôi thấy hay, thế nên tôi chọn cuốn “thần thoại Hy Lạp”. Cuốn sách quá tuyệt vời bởi nó nêu khá đầy đủ về các vị thần Hy lạp cũng như các chiến tích, những câu truyện thần thoại nổi tiếng nhất. Những câu truyện mà tôi được đọc lẻ tẻ thì giờ đã được đặt vào bối cảnh cụ thể khiến tôi như được ghép những mảnh ghép sót lại trong một bức tranh ghép hình còn thiếu vậy. Tuyệt vời hơn nữa là giá bìa rất rẻ, rẻ hơn một nửa so với các quyển cùng lọại, tôi nghĩ là nó được trợ giá. Giờ đây tôi không thấy quyển nào của nxb gd rẻ bất ngờ như vậy nữa, có dịp tôi sẽ lại ghé thăm nhà sách giáo dục để tìm những quyển sách về khoa học mà tôi thích. Một điều hơi đáng tiếc là tôi không nhớ cho ai mượn cuốn thần thoại Hy loại kia mà giờ nó không còn nằm trên giá sách của tôi nữa, buồn lắm ạ. Tôi lang thang hiệu sách giáo dục cách đây 1 năm cũng không thể tìm lại cuốn nào giống như thế, nên tôi hy vọng một ngày nào đó, ai đó nhớ ra cái chữ kí của tôi trên cuốn sách mà đem nó trở lại với tôi ạ ( tôi quí nó lắm lắm vì nó còn là một món quà của mẹ tôi, và hiếm khi mẹ tôi cho tôi đọc truyện như thế ạ )
Kết
Một buổi tối lang thang với những suy nghĩ về NXB, tôi không phải là con mọt sách để tìm hiểu hết các sách của nxb mà trên đây chỉ là ý nghĩ hiện tại của tôi, có thể nó sai do kiến thức hạn hẹp của mình, nhưng cũng có thể là một nguồn tham khảo cho các bạn nào muốn chọn sách. Trên tất cả là tôi muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của NXB ntn đến người đọc hay nói đúng hơn là trách nhiệm và công lao đối với sản phẩm của mình đến công chúng. Khi đọc 1 tác phẩm, các bạn không chỉ nhớ về giá trị, nội dung của tác phẩm (điều đương nhiên), tác giả và tên nhân vật ( dĩ nhiên) mà hãy còn nhớ tới tên người dịch và nxb nhé ( cái này ko phải ai cũng để ý nhé ^^).
Hà nội mát giời ngày 26 tháng 5 năm 2014
bây giờ là 11h41pm :ngáp:
Nhận xét
Đăng nhận xét